Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

KHI TA GIÀ ĐI

Posted by Thiên Thanh on tháng 6 30, 2021 with No comments

 



Hai tuần lui tới bệnh viện, tận mắt chứng kiến những bệnh nhân cao tuổi ở Khoa tim mạch, tiếp xúc, nói chuyện với những bệnh nhân già, chợt nghĩ, đến một ngày ta già đi, ta sẽ tự nhủ mình rằng:

Khi ta già đi, ta sẽ không lo nghĩ mấy cái chuyện bao đồng của con cháu 3 đời như cha mẹ ta thường lo lắng. Bởi con cháu đứa nào cũng có cuộc sống riêng của nó, ta cần sự tĩnh lặng để thư thái, nghỉ ngơi và cứ để mọi thứ thuận theo quy luật tự nhiên của cuộc sống.

Khi ta già đi, ta sẽ không nhắc nhở con cháu về một điều gì đó quá cũ, rót vào tai chúng mãi một câu chuyện xa xưa, hay dặn dò chúng những điều hết sức lạc hậu. Cho dù nói nhiều hay ít thì con cháu nó vẫn cho rằng, đó chỉ là lý lẽ vớ vẩn của người già.

Khi ta già đi, ta học cách buông tay, ta chẳng cần phải nghĩ ngợi những người trẻ mỗi ngày nó lướt qua đời ta một cách nhẹ nhàng như thế nào, ta chỉ mong mình đủ sức để tự nấu một món ăn thật nhừ, đủ sức để tự tắm rửa hàng ngày, ta cũng không câu nệ mọi ngóc ngách trong nhà đều phải tinh tươm sạch sẽ, mà chỉ chú ý đến sức khỏe của bản thân mình, nhằm giảm bớt áp lực cho con cháu khi phải chăm sóc ta.

Khi ta già đi, ta cũng mong trời thương, nằm xuống, nhắm mắt một phát là đi ngay. Bởi ta đã nhìn thấy nhiều cảnh đau lòng xảy ra khi con cái chăm sóc cha mẹ già. Có nhiều chuyện bấy lâu nay ta cứ nghĩ nó chỉ có trong văn học thời hiện thực phê phán, nhưng không, nó vẫn được diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Mà nghĩ đi rồi cũng nghĩ lại, thực ra thì con cái ai cũng tốt và có hiếu với cha mẹ cả thôi, nhưng khi bố mẹ trở thành gánh nặng hàng ngày, nhiều ngày thì tình cảm sẽ mai một dần đến mức không còn thấy thương yêu nữa, chỉ còn thấy chịu đựng, thấy khổ sở, nhất là con rể hoặc dâu và cháu, những người không trực hệ, không được ông bà trực tiếp đẻ ra.




Và khi ta già đi, ta muốn chẳng nợ nần gì nhau trong cuộc đời này, chỉ cần được an yên, bởi ta nghĩ bất cứ ai, cho dù một thời trẻ hoài bão, ngang dọc, vội vã, và rồi cũng đến lúc già, chỉ cần hai chữ an yên mà thôi.
LÊ QUÝ HOÀNG

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Viết thư cho chú chó đã mất trên 'thiên đường', bé gái nhận được ‘hồi âm’ bất ngờ

Posted by Thiên Thanh on tháng 6 28, 2021 with No comments

 



Trẻ nhỏ rất ngây thơ và luôn tràn đầy tình yêu thương trong trái tim. Những câu chuyện về trẻ em và động vật luôn khiến chúng ta mỉm cười và cảm động. Người xưa nói “Nhân chi sơ tính bản thiện” - ý nói con người ngay từ khi sinh ra đã có Thiện tính. Câu chuyện dưới đây có lẽ là một cách hay để chúng ta bắt đầu ngày mới với nụ cười và niềm hạnh phúc.
Maci là một cô bé 4 tuổi sống tại Connecticut, Hoa Kỳ. Cô bé từng có một chú chó cưng tên là Kendall, cả hai ngày ngày cùng chơi bên cạnh nhau không rời. Nhưng Kendall đã mất vào tháng 4 năm ngoái và điều đó khiến Messi rất đau lòng.

Mẹ của Maci, cô Crystal Hopkins nói rằng cái chết của Kendall khiến Messi rất buồn. Và cô bé đã vẽ một bức tranh cho Kendall như một bức thư để bày tỏ thông điệp rằng mình rất nhớ chú chó. Cô bé hy vọng Kendall ở trên Thiên đường có thể nhận được bức tranh này. Mặc dù không hy vọng nhận được hồi âm, cô bé cảm thấy hạnh phúc vì nghĩ rằng chú cún cưng sẽ nhận được tình cảm của mình.

Sau khi cô Hopkins đóng dấu vào bức thư và viết “Thiên đường" (Heaven) là địa chỉ của người nhận, Maci đã trao bức thư cho người đưa thư Kenneth Rodin. Ông Rodin nói với Maci rằng ông ấy sẽ gửi bức thư cho Kendall trên Thiên đường.

Một ngày sau, một người đưa thư khác là Dave Rooks, đã mang thư “hồi âm” đến, bên trong có một dòng chữ: “Cảm ơn đã vẽ bức tranh tặng tôi. Yêu cô chủ!”

Cô Hopkins nói rằng khi người đưa thư nói với Maci rằng cô bé có thư trả lời, Maci đã ôm chặt bức thư vào lòng. Cô bé nói rằng Kendall yêu và nhớ cô bé, và điều đó khiến Maci vui vẻ và hoạt bát trở lại.

Mẹ của Maci đã rất ngạc nhiên trước hành động “đáng yêu” của các nhân viên bưu điện, và cô cũng cảm ơn họ vì hành động đẹp này đã khiến Maci mỉm cười.

Dù Kendall không còn bên cạnh Maci, nhưng giờ đây cô bé biết rằng họ vẫn luôn là bạn của nhau và những kỷ niệm đẹp vẫn nằm trong trái tim của Maci.
Theo Từ Tịnh/ Báo Khung Trời Mới

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐛𝐚́𝐧 𝐯𝐞́ 𝐬𝐨̂́ 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐚̣̂𝐭 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐜𝐚̉𝐦 𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐚̆𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟏 𝐜𝐮̉𝐚 𝐅𝐨𝐫𝐛𝐞𝐬 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦

Posted by Thiên Thanh on tháng 6 26, 2021 with No comments

 




Mới đây, Tạp chí Forbes Việt Nam đã bình chọn bà Trần Thị Kim Thia (63 tuổi; ngụ tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) là 1 trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2021. Điều đặc biệt là, không giống như những nhân vật điển hình mà tạp chí Forbes vẫn vinh danh, bà Thia chỉ là một nông dân nghèo khổ miền sông nước.

Bà Trần Thị Kim Thia được người dân gọi với cái tên trìu mến, thân thương là “bà Sáu Thia” vì bà thứ sáu trong gia đình. Quê bà ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Do nhà nghèo, cha mẹ bà lần lượt qua đời nên lúc 34 tuổi, bà tha hương đến xã Hưng Thạnh làm thuê kiếm sống.

Hằng ngày, bà đi bán vé số để mưu sinh. Xong việc, bà về dạy bơi miễn phí cho trẻ em miệt sông nước ở miền Tây. Sự cống hiến thầm lặng của bà đã mang đến những đóng góp to lớn cho xã hội. Vì vậy, Tạp chí Forbes đã quyết định trao giải thưởng danh giá của mình cho bà Sáu Thia – người phụ nữ tuy nghèo khổ, giản dị nhưng có một tấm lòng cao cả, hào hiệp.
Theo Tạp chí Forbes, đây là lần đầu tiên tôn vinh phụ nữ ở mọi lứa tuổi có những hoạt động tiên phong, bứt phá vượt qua những giới hạn, nghịch cảnh của bản thân để tạo ra những tác động tích cực, đủ để xóa đi các bức tường dù hữu hình hay vô hình lâu nay vẫn cản trở sự phát triển của phụ nữ.




𝐃𝐚̣𝐲 𝐛𝐨̛𝐢 𝐯𝐢̀… 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢
“Chứng kiến nỗi đau của những gia đình có con bị đuối nước qua truyền hình nên dạy bơi miễn phí cho hàng ngàn trẻ vùng sông nước để xã hội không còn thấy cảnh trẻ em bị chết đuối thương tâm”. Đó là lý do rất đỗi giản đơn khiến bà Sáu bắt đầu “sự nghiệp” dạy bơi dù tài chính không dư dả là bao.

Thời gian đầu, bà Sáu Thia tự đóng cọc, quây lưới dưới mé sông làm thành hồ bơi dã chiến để dạy trẻ. Không phân biệt giàu nghèo, mọi phụ huynh đều có thể gửi con đến học.



Bà Sáu Thia dù chỉ với kinh nghiệm dạy bơi “miệt vườn” nhưng “mát tay”, những đứa trẻ được bà dạy rất nhanh biết bơi; nhanh nhất thì 5 ngày, chậm khoảng 10 ngày là “tốt nghiệp” bơi cấp tốc.

Tiếng lành đồn xa, suốt 19 năm thầm lặng, những phụ huynh tin tưởng và đưa con đến làm học trò của bà ngày càng đông.
Trung bình mỗi năm, bà dạy khoảng 8 lớp với khoảng 240 trẻ từ 7 – 15 tuổi. Thời gian mở lớp thường trong dịp hè, nước lũ sắp về. Mỗi buổi học khoảng 1 giờ rưỡi, kéo dài không quá 15 ngày. Ngoài khoản trợ cấp tiền xăng ít ỏi của chính quyền địa phương thì bà không nhận học phí của bất kỳ phụ huynh nào, cho dù họ “nhét túi” riêng để tỏ lòng cảm ơn.

Bà Sáu nói: “Ngày xưa, tôi vừa đi bán vé số vừa dạy bơi. Nhiều người nói sao ngu vậy, không đi bán vé số kiếm tiền, đi dạy bơi làm chi, đâu có tiền đâu. Nhưng tôi xem tivi, thấy trẻ con chết đuối nhiều quá, tội nghiệp. Nơi tôi ở bước ra cửa nhà là thấy sông nước. Tôi muốn dạy tụi nhỏ biết bơi để không phải chết đuối. Có vậy thôi!”.

Khi có lịch dạy bơi, mỗi buổi sáng bà Sáu Thia dậy sớm cưỡi chiếc xe máy cà tàng đến địa điểm, sau đó về đi làm thuê, hoặc nhận vé số đi bán dạo. Nhờ những cống hiến của bà Sáu Thia mà các vùng sông nước không có trường hợp trẻ bị đuối nước. Trả lời Tạp chí Forbes Việt Nam, bà Sáu Thia cho biết: “Tôi không chồng không con, tôi coi trẻ như con của tôi trong gia đình. Thời gian tới, lúc nào tôi khỏe thì tôi tiếp tục dạy, khi nào bánh xe tôi không còn lăn nữa thì thôi”.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢́𝐜𝐡 𝐛𝐚̆́𝐭 đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐠𝐢𝐚̉𝐧 𝐝𝐢̣
19 năm dạy bơi miễn phí, tính đến nay, bà đã giúp cho gần 4,000 trẻ em vùng sông nước Đồng Tháp Mười biết bơi.

Hiện tại là đang kỳ nghỉ hè, bà Sáu dạy bơi cả sáng cả chiều. Mỗi sáng, bà dậy lúc 4 giờ, nấu cơm ăn xong, 7 giờ bà chạy xe máy đi dạy bơi cho bọn trẻ. Đến 2 giờ chiều, bà lại bắt đầu một ca mới.

Rảnh rỗi, em nào không có bố mẹ đưa đón, bà còn chở về tận nhà. Thỉnh thoảng bà lại nấu cơm cho chúng ăn, coi chúng như con cháu, không so đo tính toán thiệt hơn.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thay vì dạy 40-50 đứa một lớp, bây giờ mỗi lớp của bà chỉ có 10 trẻ, tuổi từ 6 đến 15.

Chắt chiu từng việc tốt qua năm tháng, tấm lòng nhân hậu và rộng lượng của bà được đền đáp xứng đáng. Năm 2017, bà Sáu Thia đoạt giải thưởng KOVA – Tập đoàn Sơn KOVA, hạng mục sống đẹp, tấm gương tiêu biểu trong xã hội. Bà cũng vinh dự trở thành đại diện Việt Nam lọt vào danh sách 100 phụ nữ tiêu biểu toàn cầu do hãng tin Anh BBC bình chọn.

Năm 2020, bà được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Và năm 2021, bà tiếp tục lọt vào “mắt xanh” của tạp chí Forbes Việt Nam.

Nếu so sánh với 19 gương mặt khác trong danh sách này, bà Sáu Thia quả thực có nhiều khác biệt. Không quyền lực, không địa vị xã hội hay học vấn cao, nhưng bà vẫn “đứng ngang hàng” với những nhân vật còn lại nhờ nhân cách và những cống hiến cho cộng đồng.

Một người phụ nữ 63 tuổi, tài sản không có gì nhiều ngoài danh sách những đứa trẻ biết bơi ngày càng tăng. Một người phụ nữ hơn một đời người dầm mưa dãi nắng làm việc nặng nhọc nên màu da sạm đen, sức vóc lực lưỡng như đàn ông nhưng lại mang trong mình trái tim nhân hậu và bao dung của một người mẹ, một người phụ nữ trung hậu. Một người phụ nữ có xuất phát điểm thấp nhưng đã tạo ra kỳ tích cho cuộc đời mình.

Kỳ tích ấy không đến từ những tài sản vật chất khổng lồ và cơ hội tầm cỡ, mà đến từ ước muốn cứu người, từ tình thương với những đứa trẻ vùng sông nước. Bằng tất cả những gì đẹp nhất trong tâm hồn, bà Sáu Thia đã tự viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường cho chính mình.
Tuệ Anh tổng hợp
Ảnh : Báo người lao động

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Ngẫm.. !!!

Posted by Thiên Thanh on tháng 6 25, 2021 with No comments

 



Tôi là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở thành phố nên không biết nhiều về cây chuối. Có một lần nhìn thấy một cây chuối có buồng, tôi hỏi ba tôi:

“Ba , trong cuộc đời của một cây chuối nó sinh ra được bao nhiều buồng?”

“Chỉ một buồng duy nhất thôi con ạ.” - ba tôi trả lời.
Tôi ngạc nhiên về câu trả lời của ba . Tôi cứ đinh ninh trong cuộc đời của mình một cây chuối ít nhất cũng phải cho vài buồng quả.

“Khi buồng chuối chín cũng là lúc cây chuối mẹ chết đi.” - ba tôi nói thêm.

Về sau, tôi có dịp được nhìn một cây chuối mang một buồng quả chín. Lá của cây chuối mẹ héo rũ, xác xơ và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một buồng chuối nặng trĩu. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, khi buồng chuối chín hoàn toàn, cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống.

Trong quá trình nuôi buồng chuối, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của mình - chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá - để dồn cho những quả chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt.

Hóa ra lâu nay hằng ngày tôi vẫn ăn chuối và thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy một bụi chuối mà không hề hay biết cây chuối tượng trưng cho một hình ảnh đẹp về sự hy sinh.

Và bạn biết không, dưới gốc cây chuối mẹ sắp chết đi, tôi nhìn thấy chồi non của một cây chuối mới. Một cuộc sống mới, một sự hy sinh mới lại bắt đầu…

Hình ảnh cây chuối mang một quày chuối nặng trĩu không xa lạ đối với chúng ta ; nhưng có bao nhiêu người nghĩ rằng cây chuối chính là hình ảnh của người mẹ hiền. Ta chỉ nhìn những quày chuối to béo, nõn nà mà quên đi những thân chuối xác xơ, héo tàn. Có khi ta dành gần cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp tận đẩu tận đâu mà quên những cái đẹp tuyệt vời ở gần bên ta...❤
Nguồn : FB Huỳnh Vĩnh Linh

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Sài Gòn “tánh kỳ” nhưng lại cố tình gây thương nhớ

Posted by Thiên Thanh on tháng 6 24, 2021 with No comments

 



Trong một bài viết có tựa đề “Sài Gòn tánh kỳ” trên một trang Fanpage của Sài Gòn, người Sài Gòn lại có dịp tự hào về những điều quá đỗi thân thương gắn chặt với cuộc sống nơi đây. Nghe qua thì có vẻ như cái đất này kỳ lạ lắm, con người sống nơi đây cũng lạ kỳ và khác biệt lắm. Nhưng đó chính là cái kỳ lạ, cái “tánh kỳ” khiến ta yêu cái chốn này nhiều thêm, khiến những người chưa từng được hít thở không khí ở đây, chưa được trải nghiệm cái bản tính “kỳ cục” của Sài Gòn thèm thuồng được một lần đến đây.
Một dạo, tôi quen một bà chị làm hướng dẫn viên du lịch người xứ nẫu Bình Định tên Hoa, chị nói :
– Lần đầu chị vô Sài Gòn thấy nhiều cái kỳ lắm em, như ở quê chị không ai ăn cơm tấm buổi sáng hết. Người ta ăn hủ tíu, bánh canh này kia à.
– Vậy giờ chị ăn được chưa?
– Rồi em, tuần nào không ăn không chịu được. Chắc riết chị lây tánh kỳ của người Sài Gòn quá.
Dân xứ khác vô đây còn thấy người ở đây tánh kỳ thì đúng là quá thể mà.

Với kinh nghiệm làm trai Sài Gòn hai mươi mấy năm, thì tui thấy đất này đúng là tánh kỳ thiệt:

Xứ gì mà chạy xe không gạt chống chân cho cá tánh mà chạy chưa hết 4 cái ngã tư không dưới chục người chạy theo (con/anh/em/bạn ơi gạt chống chân) là sao?

Đi chưa hết một vòng chợ đã có thêm không biết bao nhiêu là người thân rồi (mua cho dì mớ hành, mua dùm ngoại miếng tàu hũ đi con…).



Ngại nhất là buôn bán giá cả không rõ ràng gì hết trơn cứ: “Con cho nhiêu cho”. Thiệt, nghe câu đó xong tự thấy mình mới là người được cho đó.

Nhớ hồi mới được đạp xe đi học (đâu tầm lớp 6-7) cũng máu me đạp lên quận 1 chơi mà ngặt nỗi không biết đường về, hồi đó còn ngu chưa biết tánh kỳ của dân Sài Gòn nên lần lựa mãi mới dám hỏi một chú: “Chú ơi cho con hỏi đường nào về quận 12 chú.” – “Ờ , quận 12 hả. Chạy theo chú nè.” Chạy theo từ quận 3 xuống tới Gò Vấp, lúc “Con biết đường rồi, con cám ơn chú.” thì chú đó mới qua đường chạy hướng ngược lại đi mất tiêu. Ta nói người Sài Gòn tánh kỳ thiệt!

Còn nữa ở đất này đi đâu cũng sẽ nghe câu “cà phê mậy, chiều đi cà phê, tối cà phê, mai cà phê” coi bộ thức uống duy nhất ở đây là cà phê không bằng. Ấy vậy mà vô quán bạn thấy toàn kêu sinh tố, sữa tươi, đá chanh không hà. Đi cà phê như mật hiệu chung của dân Sài Gòn vậy đó, như lời cổ động tuyên truyền hội họp, bởi vậy mới sinh ra nguyên cái quảng trường chuyên dụng hội họp là “Cà phê bệt”.

Có thể bạn không để ý chứ Sài Gòn đáng được gọi là “dân chơi” lắm. Thấy mấy thùng trà đá miễn phí không? Không phải tất cả đều là của những người giàu có cả đâu. Trong số đó có những cái là của những dì bán nước, ngoại bán vé số, chú chạy xe ôm, những người được xếp vào mức thu nhập thấp của xã hội. Họ dám bỏ một phần thu nhập ra để giúp đỡ người khác hàng ngày mà không cần ai biết. “Dân chơi” vậy đó.



Cái tánh kỳ của Sài Gòn nó hay lắm, nó tạo nên những chương trình ý nghĩa: Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Ước mơ của Thuý, Quán cơm 2k… như những cánh én bay đi từ mảnh đất này báo mùa xuân cho mọi miền.

Sài Gòn này bé xíu mà người thì đông quá chừng vậy nên mệt lắm. Mỗi khi tan tầm nhích từng chút một tận hưởng đặc sản của Sài Gòn: kẹt xe. Khỏi phải nói trình độ lái xe của dân ở đây vô cùng đặc sắc, hay đến nỗi ra đường toàn thấy du khách chụp cảnh tượng kẹt xe với niềm thích thú, hay xem việc băng qua đường là môn mạo hiểm đường phố vậy! Ủa, mà kẹt xe có gì liên quan tới tánh kỳ? Có chứ, bạn có thấy cảnh chú xe ôm chấp nhận bỏ cuốc chạy để đứng ra điều tiết giao thông chưa, hay cảnh các cô chú thím không quen biết chỉ đường chạy vô hẻm nhỏ để thoát khỏi chỗ kẹt. Việc đó không đủ gọi là kỳ sao.

Ngoài những điều thú vị trên Sài Gòn còn nổi tiếng với nhiều thứ không hay ho lắm, như những đặc khu nổi tiếng đâm chém (Xóm chiếu quận 4, Mả lạng quận 1, Khu nhà kho quận 😎 – những vụ cướp giật, chặt tay – thanh niên đi bão, tham gia cúp lư hương với tốc độ bàn thờ hằng đêm – khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa.

Không phải ngẫu nhiên mà ai sống làm việc ở đất này một thời gian đều hãnh diện khi nhận mình là người Sài Gòn. Và Sài Gòn cũng chẳng bận tâm về việc bạn quê ở đâu mà vô đây nhận vậy đâu – Sài Gòn tánh kỳ mà.

Từng đó điều đã đủ để bạn yêu Sài Gòn chưa? Những điều nhỏ xinh thế thôi nhưng lại cứ nhắc người ta nhớ mãi về một Sài Gòn thân thương từ giọng nói, ngọt ngào với nhau, từ những hành động nhỏ nhất, có đi đâu cũng thấy đây là nhà… Nói như lời bình luận của một cư dân mạng thì: “Nói bé vậy thôi mà có bé đâu. Chục cái quận, biết bao cái hẻm. Mỗi lần đi tìm quán là muốn ná thở. Vậy mà thấy Sài Gòn cứ bé ở trong tim.”
Theo Facebook “Tôi là người Sài Gòn”

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

ĐƠN GIẢN HỌ CẦN ........CHÚT RIÊNG TƯ 🤣🤣🤣🤣

Posted by Thiên Thanh on tháng 6 23, 2021 with No comments

 




Alexandr Kudlay và Viktoria Pustovitova, đôi tình nhân ở thành phố Kharkiv, miền đông Ukraine, quyết định tự còng tay vào Lễ tình nhân 14/2 để thử thách tình yêu và cứu vãn mối quan hệ của hai bên.

Sau 123 ngày bên nhau, họ đã quyết định cắt xích để giải thoát cho nhau, đường ai nấy đi.





Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

Một vài câu chuyện nhỏ, lại có thể nói ra rất nhiều chân lý nhân sinh

Posted by Thiên Thanh on tháng 6 15, 2021 with No comments

 

Cuộc sống luôn tràn đầy hỉ, nộ, ai, lạc, mỗi người lại có cuộc sống riêng của mình, chúng ta là nhân vật chính trong vở kịch đó. Vậy làm thế nào để làm chủ được cuộc sống của mình, thực ra hoàn toàn do chúng ta quyết định.


𝐂𝐡𝐢̉ 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐤𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠, 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐮̛́𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐦𝐢̀𝐧𝐡

Có một con khỉ, bụng nó bị cành cây quệt vào, chảy rất nhiều máu. Nó nhìn thấy một con khỉ khác liền vạch vết thương ra nói: “Ngươi nhìn xem vết thương của ta đau biết nhường nào”.

Mỗi một con khỉ khi nhìn thấy vết thương của nó đều ra sức an ủi, còn chỉ cho nó nhiều cách chữa trị khác nhau. Nó tiếp tục cho bạn bè xem vết thương để lấy ý kiến, sau đó thì nhiễm trùng mà chết. Một con khỉ già nói, chính nó đã tự hại chết bản thân mình.

Thực ra bộc bạch nỗi khổ của bạn với người khác chưa chắc đã giải quyết được vấn đề, chi bằng bản thân hãy lặng lẽ chịu đựng và khắc phục.

Cuộc sống có gặp khốn đốn, cũng không nên gặp ai cũng thổ lộ, hãy dùng một thái độ tích cực để đối mặt với tất cả, cố gắng thay đổi thực trạng mới là quan trọng nhất.

𝐇𝐨̣𝐜 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐝𝐮̛̣𝐚 𝐯𝐚̀𝐨 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐦𝐢̀𝐧𝐡

Có một con chim đậu trên cành cây, trước nay chưa từng sợ cành cây bị gãy, vì thứ nó đặt niềm tin không phải là cành cây, mà là đôi cánh của mình.

So với việc lo lắng cho tương lai, chi bằng hãy nỗ lực thay đổi hiện tại. Trên con đường thành công, chỉ có sự nỗ lực không ngừng mới đem lại cho bạn cảm giác an toàn và thành quả lớn nhất.

Trên con đường trưởng thành, chỉ có chính bản thân bạn mới đem lại điểm tựa và sự bảo đảm chắc chắn nhất. Suy cho cùng, dựa vào núi, núi sẽ đổ, dựa vào người người sẽ bỏ đi, dựa vào bản thân mình là vững chãi nhất!

𝐓𝐡𝐚̀ 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̀𝐦 𝐤𝐞̉ 𝐡𝐨̂̀ đ𝐨̂̀

Có hai bệnh nhân mắc bệnh. Một người tai rất thính, nghe các bác sĩ nói thì bọn họ chỉ sống được 3 tháng nữa. Một người tai hơi nghễnh ngãng, đừng nói là nghe lén các bác sĩ nói chuyện, cho dù bạn nói trực tiếp với anh ta, anh ta cũng nghe không rõ.

Điều kì lạ là, anh ta không những sống qua ba tháng, mà đến giờ đã hai năm trôi qua, anh ta vẫn bình yên vô sự, trong khi người tai thính kia lại không qua khỏi 3 tháng.

Trong cuộc sống có nhiều chuyện, không biết tốt hơn là biết, chậm chạp tốt hơn là tinh nhanh, ngu ngốc tốt hơn là hiểu biết, đây chính là ý nghĩa câu nói mà mọi người hay nhắc đến – “Thà rằng làm kẻ hồ đồ”. Thực ra, nhân sinh vốn dĩ là hồ đồ, vui vẻ và hạnh phúc được ẩn giấu trong sự hồ đồ đó.

𝐓𝐮̛̣ 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐚̣𝐨 𝐩𝐡𝐮́𝐜 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐨𝐧 𝐜𝐡𝐚́𝐮

Có một cô lao công làm thẻ chăm sóc sức khoẻ, có người hỏi cô mỗi ngày thu nhập có chút ít mà nỡ tiêu tốn vào việc này sao? Cô ấy nói một câu mà khiến cho mọi người đứng đó phải tỉnh ngộ:

“Mười năm trước, cha tôi tiết kiệm được 80.000 Nhân dân tệ, nhưng đã dồn hết cho ông tôi chữa bệnh; vài năm trước số tiền 200.000 Nhân dân tệ tôi tích cóp trong mười mấy năm, cũng tiêu sạch khi cha tôi đi bệnh viện; tôi cảm thấy hai cha con tôi chẳng khác gì làm công cho bệnh viện, tôi không muốn sau này lại hại đến con của mình, không muốn con của tôi lại làm công cho bệnh viện; vì vậy khi chưa mắc bệnh gì tôi nhất định phải chăm sóc, giữ gìn cho cơ thể thật khỏe mạnh”.

Chăm sóc sức khoẻ có đắt, nhưng cũng không đắt bằng chi phí chữa bệnh! Quả là một sự lĩnh hội sâu sắc!

𝐋𝐚̣𝐜 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐚̀𝐢 𝐬𝐚̉𝐧 𝐥𝐨̛́𝐧 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢

Bale được mọi người gọi là “Kẻ lạc quan nhất trần đời”. Một hôm lũ quét tràn về, nước lũ chảy qua xóm làng, Bale ngồi trên nóc nhà lạc quan ngâm nga hát.

Hàng xóm chèo thuyền đi qua, lớn tiếng nói: “Bale, vịt của nhà anh bị cuốn đi hết rồi!”. “Không sao, bọn chúng đều biết bơi”.

“Lúa mì của anh cũng bị ngập hết rồi”. “Không sao cả, dù sao năm nay mùa vụ cũng thất thu”.

“Ôi trời, nước ngập đến cửa sổ nhà anh rồi!”. “Không sao cả, tôi cũng đang muốn rửa cửa sổ, thế này thì tiết kiệm quá!”.

Đôi khi, tích cách cởi mở lạc quan chính là tài sản lớn nhất trong cuộc sống, khi bạn dùng một thái độ lạc quan để đối mặt với sự việc, bạn sẽ thấy mọi khó khăn, hay phiền phức đều trở nên nhỏ bé, mọi chuyện bỗng dễ như trở bàn tay.

Tuệ Tâm (Theo SOH)