Có câu nói rằng sự trưởng thành của một người không được quyết định bởi tuổi tác mà nằm ở chỗ tâm tính. Còn sự hoàn thiện của tâm tính không phải vì người ta gặp được nhiều ít sự tình, mà thể hiện ở thái độ ứng xử, đối đãi với mỗi sự tình mà bản thân gặp phải. Làm sao để hoàn thiện tâm tính, kiểm soát được lời nói, hành vi của mình để không phải hối tiếc khi về già? Dưới đây là 8 lời răn dạy vô cùng hữu ích của người xưa.
𝟏. 𝐋𝐮́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐝𝐮̛𝐨̛̃𝐧𝐠 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨̉𝐞, 𝐥𝐮́𝐜 𝐠𝐢𝐚̀ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐭𝐚̣̂𝐭 𝐬𝐞̃ 𝐡𝐨̂́𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐜
Con người khi bị bệnh, mệt mỏi, thường sẽ nghĩ lại và hối hận rằng đã không làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng khi bệnh có chuyển biến tốt thì người ta lại thường quên mất đạo lý này. Họ không ngừng tính toán danh lợi, buông thả trong rượu và sắc, không để tâm tiết chế dục vọng, khiến bản thân ăn không ngon, ngủ không yên. Đến khi cơ thể mắc bệnh hay già yếu thì lại giật mình như tỉnh giấc mơ.
Đây chính là vòng quay mà con người thường mắc phải. Đã hiểu được nỗi khổ ấy thì hãy để tâm được bình thản, giảm bớt ham muốn và sự hưởng lạc của bản thân. Đừng vì ham muốn, hưởng lạc vô độ mà hủy hoại thân thể và hãy luôn nhớ rằng: “Không có bệnh là hạnh phúc nhất!”
𝟐. 𝐋𝐮́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐠𝐢𝐚̀𝐮 𝐦𝐚̀ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̂́𝐭 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐦, 𝐥𝐮́𝐜 𝐠𝐢𝐚̀ 𝐧𝐠𝐡𝐞̀𝐨 𝐤𝐡𝐨̂̉ 𝐬𝐞̃ 𝐡𝐨̂́𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐜
Dân gian có câu: “Miệng ăn núi lở”. Người không biết tiết kiệm, chỉ một mực xa hoa lãng phí thì sẽ rất nhanh chóng chuyển từ giàu thành nghèo. Hơn nữa từ nghèo mà thành giàu thì còn có thể làm được, chứ từ xa xỉ mà thành tiết kiệm thì đã khó lại càng khó.
Một người nếu nuôi dưỡng thói quen tiêu pha vô độ, không cân nhắc tính toán, đến lúc rơi vào quẫn bách thì chẳng những cảm thấy thiếu thốn về vật chất mà cả về mặt tâm lý cũng không thể chịu đựng được.
Người quá chú trọng tới hưởng thụ vật chất thì khi giàu có sẽ tự thu nạp được quanh mình những ánh mắt ngưỡng mộ, nhưng khi rơi vào bần cùng thì cũng sẽ tự sinh ra những ánh mắt đả kích, mỉa mai. Khi hồi tưởng lại cuộc sống trước đây thì họ sẽ hối hận vô cùng, thậm chí thống khổ đến mức không muốn sống.
𝟑. 𝐋𝐮́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐫𝐢 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜, 𝐥𝐮́𝐜 𝐠𝐢𝐚̀ 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐝𝐮̀𝐧𝐠 𝐬𝐞̃ 𝐡𝐨̂́𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐜
“Đến lúc cần dùng đến sách vở mới ân hận là tri thức quá kém”, trong cuộc sống rất nhiều người vì không chịu học khi có thể học, nên thiếu hiểu biết, khi gặp việc khó thì hối hận đã không kịp.
Nếu như một người có thể bảo trì tinh thần ham học hỏi, gặp việc thì lưu tâm, không hiểu thì hỏi người biết, học tập bất cứ lúc nào thì mới có thể tích lũy được kinh nghiệm và khiến bản thân ngày càng trưởng thành, thành thục hơn. Người như vậy cứ trải qua một việc thì trí tuệ lại tăng thêm một phần. Con người chỉ ở vào thời điểm rời xa học hỏi thì mới thực sự là già yếu.
𝟒. 𝐋𝐮́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐧𝐠𝐡𝐞̂̀, 𝐥𝐮́𝐜 𝐪𝐮𝐚́ 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐥𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐡𝐨̂́𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐜
Lúc còn trẻ, sức bật của con người thường lớn, tinh thần tràn đầy, nên dễ dàng tiếp thu được những điều mới. Đây cũng là giai đoạn tốt nhất cho việc học nghề, trải nghiệm, trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp. Những kỹ năng này rất nhiều thứ không nằm ở tri thức, mà nằm ở sự vận dụng, biến tấu, sáng tạo, v.v..
Có những người khi còn trẻ tuổi thì lười biếng, mải chơi, đến khi tuổi đã nhiều, tóc đã bạc thì sức ỳ rất lớn, bản thân không có nghề nghiệp gì, đành sống qua quýt, lông bông. Đời người chỉ ngắn ngủi mấy chục năm, tuổi trẻ là khoảng thời gian vô cùng quý giá, lại trôi qua nhanh, nếu không cố gắng thì khi quá tuổi sẽ hối tiếc, bi thương.
𝟓. 𝐋𝐮́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐜𝐨́ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐦 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐜𝐡𝐨 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧, 𝐤𝐡𝐢 𝐠𝐢𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̂́𝐭 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐬𝐞̃ 𝐡𝐨̂́𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐜
Người xưa thường dùng câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh” hay “Người đang làm, Trời đang nhìn” để khuyên răn mọi người: Đừng nghĩ rằng làm việc xấu, không ai biết là không có tội.
Từ xưa đến nay, có không ít người khi còn tại vị đều làm việc công tâm và lấy dân làm gốc, được lưu danh muôn đời. Nhưng cũng có không ít người làm việc tư tâm, tư lợi, khi thất thế thì hối hận vô cùng, không chỉ bị người đời coi thường mà còn nơm nớp lo lắng bị đưa ra công lý.
𝟔. 𝐋𝐮́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐧𝐠𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐱𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐛𝐚̣̂𝐲, 𝐤𝐡𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐧𝐠𝐚̂̃𝐦 𝐥𝐚̣𝐢 𝐬𝐞̃ 𝐡𝐨̂́𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐜
Một số người khi còn trẻ thường không tiết chế được bản thân, lời nói và hành động thường ngông cuồng kiêu ngạo, thích gì làm đấy. Kỳ thực khi đến một độ tuổi nào đó, người ta sẽ cảm thấy hối hận về điều này vô cùng.
Một người cho dù có tài năng thực sự đi nữa, nhưng nếu vì tài năng của mình mà họ sinh ra tâm tự mãn, cao ngạo, không ngừng khoa trương bản thân, thì rất có thể điều chờ đợi họ chỉ là nỗi bi ai và thất vọng.
𝟕. 𝐋𝐮́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐜𝐡𝐚 𝐦𝐞̣, 𝐤𝐡𝐢 𝐠𝐢𝐚̀ 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐛𝐮̀ đ𝐚̆́𝐩 𝐬𝐞̃ 𝐡𝐨̂́𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐜
Đừng làm những việc sẽ khiến chúng ta sau này phải hối hận, hãy đối xử tốt, hiếu thảo với cha mẹ của mình. Người trẻ tuổi thường vô tâm, không hiểu được tâm ý của cha mẹ. Rất nhiều người đến khi có con hay khi về già rồi mới có thể cảm thụ được cái mong manh của đời người và tiếng thở dài dồn nén của mẹ cha.
“Còn chốn để về, về đi!”, đừng để đến khi cha mẹ mất đi rồi mới thấy quý tiếc, bởi vì khi ấy hết thảy mọi thứ đều không còn kịp nữa rồi.
𝟖. 𝐋𝐮́𝐜 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐡𝐚́𝐨 𝐬𝐚̆́𝐜 𝐡𝐚𝐦 𝐝𝐚̂𝐦, 𝐤𝐡𝐢 𝐯𝐞̂̀ 𝐠𝐢𝐚̀ 𝐡𝐨̂́𝐢 𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̀𝐧𝐠
Cổ ngữ có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, tức là trong vạn cái ác thì dâm đứng đầu. “Háo sắc tham dâm” là một việc vi phạm luân thường đạo lý, nó làm tổn hại đến xã hội, tổn hại đến gia đình, tổn hại đến bản thân.
Khi về già, người ta thường mong muốn được nhìn thấy con cháu sung túc, khỏe mạnh, bình an. Nhưng người “háo sắc tham dâm” thì thường không có được điều đó. Cho nên đến lúc có thể thật sự nhìn ra thì sẽ cảm thấy hối tiếc vô cùng.
Theo trithucvn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét