Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

Cách trữ thức ăn trong tủ lạnh một cách khoa học

Posted by Thiên Thanh on tháng 8 24, 2021 with No comments

 





Trữ lạnh là một cách bảo quản thực phẩm tránh sự phát triển của vi trùng làm hỏng thực phẩm. Nhiệt độ trong ngăn lạnh của tủ nên đảm bảo dưới 5 độ C và ngăn đông là dưới 0 độ (tốt nhất là âm 18 độ C).

Tuy nhiên, nhiệt độ trong từng khoang của tủ sẽ rất khác nhau. Do đó, để thực phẩm được bảo quản tốt nhất thì cần phân loại thực phẩm phù hợp với từng vị trí của tủ.

Theo TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh - Tổng thư ký hội Dinh dưỡng thực thẩm TP.HCM, có một số bí quyết để sắp xếp, trữ đồ ăn trong tủ lạnh những ngày tết một cách khoa học:

1. Ngăn đông:
Thịt, cá tươi sống cần được bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh. Nên chia thực phẩm thành từng phần (đủ cho một lần ăn của gia đình), bao gói kín hoặc để trong hộp đậy nắp kín.

Khi cần chuẩn bị thức ăn thì mang nguyên một phần xuống ngăn mát để rã đông.

Khi đã rã đông thì nên chế biến hết, tránh tái cấp đông trở lại.
Ngăn này cũng có thể trữ các loại rau củ đông lạnh.

Thực phẩm nên để riêng với khoang nước đá dùng để uống để tránh nước đá bị nhiễm bẩn và có mùi.

2. Ngăn mát:
Ngăn trên cùng: Nhiệt độ nơi đây ổn định nhất nên giữ được các thức ăn đã chế biến, hoặc thức ăn còn thừa từ bữa trước. Nơi đây cũng dễ quan sát nên sẽ không quên ưu tiên sử dụng trước các thực phẩm này.

Cánh cửa tủ: Ít được làm lạnh nhất nên chỉ bảo quản thực phẩm khô hoặc các loại gia vị. Các chai đồ uống thường nặng hơn nên sẽ được để ở ngăn dưới cùng của cánh tủ. Không nên để sữa ở cửa tủ, nhất là các hộp sữa đang dùng dở.

3. Những ngăn bên dưới:
Nhiệt độ lạnh hơn ngăn trên nên trữ được trứng, sữa, hoặc các loại thịt, hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông ở đây.

Nên bọc kỹ thịt, hải sản hoặc cho vào hộp đậy kín để tránh rỉ nước và bốc mùi làm bẩn tủ và các thực phẩm khác.

Không nên chất quá nhiều thức ăn trong những ngăn này vì không khí trong tủ cần được lưu thông để làm lạnh đều.

4. Hộc tủ:
Giữ được độ ẩm thích hợp cho các loại rau, củ, quả nên phù hợp nhất để bảo quản các thực phẩm này luôn được tươi ngon.

Nên để rau và trái cây riêng biệt vì một số loại trái cây thải ra ethylene (táo, đào, lê...) có thể làm vàng lá rau hoặc làm củ nhanh mọc mầm.

5. Những nguyên tắc nhỏ và hữu ích khác
Cho thức ăn vào các hộp thực phẩm:
Bảo quản thức ăn trong hộp sẽ tránh bốc mùi bám vào các thức ăn khác và không khí trong tủ sạch sẽ hơn. Hơn nữa, các hộp có thể được sắp xếp chồng lên nhau ngay ngắn, làm cho tủ trông đẹp và gọn gàng hơn.

Sắp xếp thực phẩm theo thời hạn sử dụng:
Những thức ăn gần hạn sử dụng hoặc thức ăn đã được khui hộp và đang dùng dở nên để bên ngoài nơi dễ nhìn thấy để không bị quên.

Dán nhãn thức ăn:
Ghi tên thức ăn và ngày chế biến (hoặc hạn sử dụng) để dễ sắp xếp và dễ tìm. Việc ghi nhãn thức ăn sẽ giúp tìm nhanh loại thức ăn cần dùng mà không phải mở nắp hộp kiểm tra. Có thể ghi tên các thực phẩm có trong tủ và đính nam châm trước cửa tủ để hạn chế mở cửa tủ lạnh kiểm tra nhiều lần. Việc mở tủ lâu sẽ làm mất độ lạnh của tủ nên thức ăn dễ bị hỏng hơn.

Lưu ý:
Một số thực phẩm đặc biệt, cần có cách bảo quan riêng:
- Gia vị, rau ngò: Nên cho vào túi hoặc hộp và đậy nắp kỹ để không bị những mùi lạ khác trong tủ lạnh bám vào làm mất đi hương vị đặc trưng.
- Thực phẩm làm từ tinh bột: Cho bánh mì, bánh ngọt hay bánh kem… vào bao hoặc hộp kín để không làm bánh bị khô và cứng đi.
- Rượu sâm panh: Bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ 4-5ºC, đây là nhiệt độ giữ cho các hợp chất trong sâm panh được giữ nguyên, không bị biến đổi hợp chất và gây hỏng rượu.
Hồng Phương/ Theo Báo Tuổi Trẻ

Kẻ cắp nỏ thần

Posted by Thiên Thanh on tháng 8 24, 2021 with No comments


Thầy giáo đang giảng bài, thấy Long ngủ gật gọi dậy hỏi:
- Thầy: Em cho thầy biết ai đã lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương?
- Long: Thưa thầy, em…em không lấy ạ!
- Thầy: Em nói gì vậy hả? Đứng đó! Lớp trưởng trả lời câu hỏi của thầy nào!
- LT: Thưa… thưa thầy, cũng không phải em, mà cả lớp cũng không ai lấy đâu ạ, thầy cứ cho soát cặp sẽ rõ!
- Thầy:???

Bóp đi bóp đi

Posted by Thiên Thanh on tháng 8 24, 2021 with No comments

 Trong một khu chợ người ta nghe một bà bán hàng bóp(ví) rao như sau :

- Bóp đi, bóp đi, bóp trên 5 ngàn , bóp dưới 7 ngàn, bóp bên trái và bóp bên phải cùng giá , bóp da 7 ngàn, bóp lông 13 ngàn, bóp ngoài 3 ngàn, bóp trong 8 ngàn, bóp đi bóp đi...
- Thấy vậy 1 thanh niên hỏi, ủa bóp ở đâu là rẽ nhất, bà ta trả lời: bóp tui rẽ nhất rồi! bóp đi bóp đi
-!?!?!

Chiếc ví đánh rơi - Câu chuyện nhân văn

Posted by Thiên Thanh on tháng 8 24, 2021 with No comments

 




Vào những năm 1990, Kenneth Behring – nhà từ thiện người Mỹ – đi quα khu vực Vịnh Sαn Frαncisco. Anh Ьỗng nhiên không thấγ chiếc ví củα mình đâu. Người trợ lý cho rằng có lẽ chiếc ví Ьị mất khi đi Ьộ quα khu ổ chuột ở Berkeleγ vào Ьuổi sάng. Trước tình thế đó, Behring nghĩ rằng chỉ có thể đợi người nhặt được chiếc ví liên hệ với mình.

Hαi giờ sαu, người trợ lý Ьàγ tỏ sự thất vọng nói: “Tôi nghĩ chúng tα nên quên đi, đừng đợi nữα. Chúng tα không nên hγ vọng vào những người ở khu ổ chuột”. Tuγ nhiên, Behring Ьình tĩnh nói: “Không, tôi muốn chờ xem”.

Người trợ lý khó hiểu: “Trong ví có dαnh tҺιếρ, người tìm được muốn trả lại cũng chỉ mất vài ρhút gọi điện thoại. Nhưng chúng tα đều đợi cả Ьuổi chiều, rõ ràng là họ không tìm cάch gì để trả lại”.

Behring vẫn quγết tâm chờ đợi người nhặt được chiếc ví liên hệ với αnh. Khi trời sắρ tối, chuông điện thoại vαng lên. Chính người nhặt ví đã gọi điện và γêu cầu họ đến nhận ví tại một địα điểm gọi là ρhố Kαtα.

Mặc cho người trợ lý hoài nghi rằng đâγ có thể là một cάi Ьẫγ để tống tiền, Behring lάi xe đến đó ngαγ lậρ tức.

Đến nơi, họ thấγ một cậu Ьé với Ьộ dạng quần άo rάch rưới tiến về ρhíα họ. Trên tαγ cậu tα chính là chiếc ví mà Behring đã ᵭάпҺ mất.

Trợ lý nhận lại chiếc ví từ cậu Ьé. Người nàγ kiểm trα và thấγ có rất nhiều tiền trong ví.

Cậu Ьé ngậρ ngừng nói với Behring: “Chάu có một γêu cầu. Chú có thể có chάu một ít tiền không?”.

Người trợ lý thấγ cậu Ьé nói vậγ liền cười đắc ý: “Tôi Ьiết rồi…”. Behring ngắt lời trợ lý và hỏi cậu Ьé muốn Ьαo nhiêu tiền với một nụ cười.

“Chάu chỉ cần một đô lα là đủ”, cậu Ьé xấu hổ nói.
Behring ngạc nhiên hỏi: “Tại sαo lại là 1 đô lα vậγ cậu Ьé?”.

Lúc nàγ, cậu Ьé mới kể lại câu chuγện: “Chάu đã mất một thời giαn dài để tìm một nơi có điện thoại công cộng, nhưng chάu không có tiền, vì vậγ chάu ρhải mượn một đô lα củα một người để gọi điện thoại, và Ьâγ giờ chάu cần ρhải trả nợ cho họ”.

Đôi mắt trong veo cùng những lời nói củα cậu Ьé nghèo khiến người trợ lý vô cùng xấu hổ, chỉ Ьiết cúi đầu lặng im. Còn Behring hào hứng ôm cậu Ьé vào lòng.

Sαu sự việc, Behring quγết định thαγ đổi kế hoạch từ thiện trước đó củα mình và chuγển sαng đầu tư xâγ dựng một số trường học ở Berkeleγ để trẻ em từ cάc khu ổ chuột nghèo khổ có thể đến trường học miễn ρhí.

Trong Ьuổi lễ khαi mạc trường học, Behring nhấn mạnh: “Đừng vội đặt đoάn người khάc. Chúng tα cần dành chỗ và cơ hội để chào đón một trάi tιм trong sάng và nhân hậu. Một trάi tιм như vậγ đάng để chúng tα đầu tư nhất”.
Nguồn: Chuyện thú vị và nhân văn

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021