Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

THẾ VẬN HỘI OLYMPIC BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU

Posted by Thiên Thanh on tháng 8 08, 2021 with No comments

 




1/ Sự ra đời của Thế vận hội Olympic
🧑Theo truyền thuyết, thế vận hội Olympic cổ đại do Thần Heracles, con trai của Thần Zeus sáng lập. Thế vận hội Olympic đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công Nguyên.
Thế vận hội Olympic cổ đại phát triển và duy trì bốn năm một lần trong gần 1.200 năm. Vào năm 393 sau Công Nguyên, Hoàng đế La Mã Theodosius I, một tín đồ đạo Cơ Đốc đã huỷ bỏ Thế vận hội do những ảnh hưởng ngoại giáo của chúng.









🦹‍♂️Khoảng 1.500 năm sau, Pierre de Coubertin là một quý tộc người Pháp bắt đầu phục hồi lại Thế vận hội sau khi nhận ra rằng chính thể dục, nhiều môn thể thao đặc trưng hơn sẽ khiến con người mạnh khoẻ, cường tráng.



⭐️Olympic cổ đại có gì đặc biệt ?
🏃🏃‍♂️Ở thế vận hội Olympic đầu tiên năm 776 TCN , chỉ giới hạn với bộ môn chạy, vận động viên chạy đua Coroebus đã giành chiến thắng tại sân vận động Olympic với đoạn đường khoảng 192 mét và trở thành nhà vô địch Olympic đầu tiên trong lịch sử.
Cuộc thi chạy marathon nữ không có trong Olympic cổ đại. Những người Hi Lạp nổi tiếng đã từng tham dự Olympic cổ đại: Triết gia Socrates, Pythagoras, Plato, Aristotle và Hippocrates - cha đẻ của ngành y.
Trong Olympic cổ đại, theo quy định phụ nữ không được tham gia thi đấu. Một vài phụ nữ đã không chấp nhận sự phân biệt đối xử này nên đã cải trang thành nam giới để thi đấu, dù hình phạt lúc bấy giờ là bị ném từ trên đỉnh núi Typaion xuống nếu bị phát hiện.
🛡🛡Các kỳ thế vận hội ?
Kể từ khi được phục hồi, Thế Vận Hội lần thứ nhất tổ chức tại Athens năm 1896 và hoàn thiện đến nay, đã trải qua 26 kỳ đại hội. Olympic ngày nay được tổ chức 4 năm một lần.



Trừ những năm xảy ra chiến tranh thế giới I (1916) & II (1944) thế vận hội không được tổ chức. Olympic Tokyo 2020 là Thế vận hội đầu tiên bị hoãn kể từ năm 1944 nhưng không phải do chiến tranh, mà vì dịch bệnh.






✨Thế vận hội cuối cùng trao tặng huy chương bằng vàng thật là vào năm 1912 tại Stockholm, Thụy Điển. Truyền thống này đã bị chấm dứt sau Thế chiến thứ nhất.


🏆Các tấm huy chương được trao tại Olympic Tokyo 2020 được sản xuất hoàn toàn bằng việc tái chế kim loại từ các thiết bị điện tử cũ. Vào tháng 3 năm 2019, Ủy ban Olympic Tokyo đã thông báo rằng họ đã tái chế thành công 30,3 kg vàng, 4.100 kg bạc và 2.700 kg đồng, chủ yếu từ các thiết bị điện tử tiêu dùng đã qua sử dụng.🥇🥈🥉




Ảnh : sưu tầm
Blue Sky Tourist Agency Tổng hợp

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

Ông bố mùa dịch

Posted by Thiên Thanh on tháng 8 07, 2021 with No comments

 




Hai bố con đang chơi ngoài sân, bố không đeo khẩu trang thấy chú công an , bố biến nhanh để lại nhóc con gặp gỡ chú công an ....😂🤣
Nguồn : FB Saco Tour

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2021

Tặng gai cho người, tay sẽ chảy máu. Tặng hoa cho người, tay sẽ lưu lại dư hương

Posted by Thiên Thanh on tháng 8 03, 2021 with No comments

 


𝐓𝐚̣̆𝐧𝐠 𝐠𝐚𝐢 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢, 𝐭𝐚𝐲 𝐬𝐞̃ 𝐜𝐡𝐚̉𝐲 𝐦𝐚́𝐮
𝐓𝐚̣̆𝐧𝐠 𝐡𝐨𝐚 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢, 𝐭𝐚𝐲 𝐬𝐞̃ 𝐥𝐮̛𝐮 𝐥𝐚̣𝐢 𝐝𝐮̛ 𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠
Người phương Tây có một câu nói rất hay rằng: ‘tặng gai cho người, tay ta sẽ chảy máu, tặng hoa cho người tay sẽ lưu lại hương thơm’. Trên mảnh đất tâm hồn, nếu chúng ta ươm xuống những hạt mầm thiện lương, thì sẽ có một ngày chúng đơm hoa kết trái, và trái ngọt ấy cuối cùng sẽ trao gửi lại tay người đã vun trồng.



𝟏. 𝐂𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭
Sa mạc Sahara được biết đến như là biển cả của sự chết chóc. Bất cứ ai lạc vào nơi đây đều không thoát khỏi vận mệnh ‘một đi không trở về’.

Nhưng có một đoàn khảo cổ đã phá vỡ được lời nguyền chết chóc ấy.

Thời ấy, rải rác khắp nơi trong hoang mạc là những bộ xương khô của các nạn nhân xấu số. Viên đội trưởng đoàn khảo cổ không thể cầm lòng khi chứng kiến cảnh tượng bi thương này nên đã yêu cầu mọi người dừng chân, lựa chọn những đụn cát cao để làm nơi chôn cất hài cốt và dùng đá tảng hoặc bất cứ thứ gì họ tìm được để làm tấm bia mộ tưởng niệm họ.

Tuy nhiên, có quá nhiều hài cốt nằm la liệt khắp nơi trong sa mạc, vậy nên các thành viên trong đoàn đều tỏ ý phàn nàn: “Công việc này thật vô nghĩa! Chúng ta đến đây để tìm kiếm cổ vật, chứ không phải để thu dọn xương người!”.

Tuy nhiên, viên đội trưởng vẫn kiên quyết nói: “Mỗi bộ hài cốt đều là đồng nghiệp của chúng ta, sao chúng ta nỡ nhìn họ phơi thây ở nơi này?”.

Dưới sự động viên của đội trưởng, cuối cùng các thành viên trong đoàn cũng hoàn thành nhiệm vụ bất đắc dĩ ấy để bắt tay vào tìm kiếm cổ vật.

Khoảng một tuần sau đó, đoàn khảo cổ đã phát hiện rất nhiều di vật cổ đại, có thể làm chấn động giới khoa học. Nhưng khi họ vừa cất bước quay về thì cuồng phong bất ngờ nổi lên, cơn bão cát như muốn nhấn chìm đoàn người xuống lòng hoang mạc.

Chiếc kim chỉ nam cũng không thể hoạt động khiến đoàn khảo cổ hoàn toàn mất đi phương hướng. Nước uống và lương thực cũng dần dần cạn kiệt, đến lúc này họ mới hiểu vì sao những nạn nhân trước đây lại không thể đi ra khỏi nơi này.

Trong lúc nguy cấp, viện đội trưởng chợt nhớ ra điều gì đó: “Có cách rồi! Chúng ta có thể lần theo các bia mộ để tìm đường trở về”.

Nhờ vậy, cuối cùng họ đã ra khỏi “biển cả của sự chết chóc” như một kỳ tích.

Khi trả lời phỏng vấn của ký giả, các thành viên trong đoàn đều cảm khái nói rằng: “Thiện lương chính là tấm bảng chỉ đường giúp chúng tôi có thể trở về nhà”.

𝟐. 𝐂𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝐡𝐚𝐢
Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland.

Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc.

Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.

Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua. Ông ta nói:
– Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!
Ông Fleming đáp:
– Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu.
Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều. Ông nhà giàu hỏi:
– Đây là con trai anh phải không?
– Vâng - Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.
Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé:
– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:
– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi:
– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:
– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:
– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:
– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!
– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.

Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London.

Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận. Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.

Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học.

Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết. Tên cậu chính là Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.

Điều thú vị là ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời.

Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.



Cuộc sống cũng giống như một vòng tuần hoàn nhân quả, khi thiện lương được trao đi, nó cũng biết tìm đường quay trở về. Bởi vậy, hãy cứ mở rộng tấc lòng, hãy cứ sống thật trọn vẹn trái tim. Bởi lương thiện chính là thứ tình cảm mềm mỏng nhất, nhưng cũng là thứ tình cảm có sức mạnh vững bền nhất. Không kể gian nan thế nào, chúng ta hãy giữ vững thiện lương; không kể cô độc thế nào, chúng ta hãy kiên trì sự cao thượng trong nhân cách của mình.

Bởi vì có một ngày ta sẽ hiểu được rằng, lương thiện khó hơn cả thông minh. Bởi vì thông minh chỉ là một loại thiên phú bẩm sinh, còn thiện lương lại là một sự lựa chọn của tâm hồn.