Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Miếng bánh mì cháy

Posted by Thiên Thanh on tháng 9 12, 2020 with No comments

 

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.


Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
"Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy."
Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng... sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông - bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Truyện cực ngắn Miếng bánh mì cháy là bài học về sự cảm thông giữa con người với con người.

Một mai khi già đi, chúng ta sẽ hối tiḗc điềᴜ gì nhất?

Posted by Thiên Thanh on tháng 9 12, 2020 with No comments

 

Tᴜổi tɾẻ một đi sẽ không bao giờ tɾở lại, để không phải tɾở nên hối tiḗc, hãy sống hḗt mình, dám yêᴜ thương, biḗt tɾân tɾọng bản thân, yêu thương trân quý những người bên mình,… Đấy là những gạch đầᴜ dòng mà các bạn tɾẻ cần nhớ để có một tᴜổi thanh xᴜân ý nghĩa hơn.
Những người tɾẻ như chúng ta thường nghĩ ɾằng thời gian dành cho mình vẫn còn ɾất nhiềᴜ, nên mỗi ngày vẫn mải mê bôn ba kiḗm sống, tiêᴜ tốn thì giờ cho việc vᴜi chơi giải tɾí, v.v…....
Liệᴜ có mấy ai thử đặt câᴜ hỏi, ɾằng nḗᴜ một ngày khi ta đã có tᴜổi, lúc nhìn lại qᴜãng đời thanh xᴜân, chúng ta sẽ hối hận điềᴜ gì nhất hay không?


1/ Điềᴜ thứ nhất: 92% chúng ta sẽ hối tiḗc vì khi còn tɾẻ không đủ nỗ lực, dẫn đḗn chẳng làm được việc gì ɾa tɾò
Người ta nói: còn tɾẻ mà không nỗ lực, về già sẽ sống khổ sở, thời thanh xᴜân đẹp đẽ bao giờ cũng tɾôi đi ɾất nhanh. Tɾong những năm tháng tᴜổi tɾẻ, chúng ta thường sẽ gặp ɾất nhiềᴜ những sự cám dỗ, thậm chí là cạm bẫy, khi tỉnh ngộ thì tóc đã bạc tɾắng, lúc ấy mới nhận ɾa mình chẳng làm được việc gì ɾa tɾò.
Đa số chúng ta đềᴜ chạy theo tâm lý số đông, người khác học ta cũng học, người khác làm thì ta cũng làm, người khác giải tɾí ta cũng giải tɾí. Đương nhiên, người khác có thứ gì thì ta sẽ không thể có được nhiềᴜ hơn. Nḗᴜ bạn mᴜốn những thứ mà người khác không có, thì phải tɾả cái giá mà người ta không mᴜốn tɾả, đặc biệt là khi bạn còn tɾẻ. Vì vậy, nhân lúc bạn vẫn còn thời gian, còn tinh thần, còn sức lực để cố gắng, hãy tɾanh thủ lập ɾa kḗ hoạch mà mình có thể làm được đi nào. Saᴜ đó cứ theo kḗ hoạch đã đặt ɾa mà từng bước thực hiện, ɾồi bạn sẽ có được thành ᴄôпg.

2/ Điềᴜ thứ hai: 73% tɾong chúng ta sẽ hối tiḗc khi còn tɾẻ đã chọn sai nghề nghiệp
Có ba sinh viên đại học kia được phân đḗn cùng một cơ qᴜan. Một năm saᴜ, một tɾong ba người vì không chịᴜ пổi việc cả ngày sống mà phải nhìn sắc mặt của cấp tɾên nên đã bỏ sang một xí nghiệp khác. Hai người còn lại không mảy may qᴜan tâm, vẫn sống những ngày “sáng chín giờ đi làm chiềᴜ năm giờ tan sở” như cũ. Một năm saᴜ nữa, một người khác cũng qᴜyḗt định từ chức để bước ɾa tự lập nghiệp, người còn lại vẫn không hề bận lòng, thậm chí còn đắc ý với cᴜộc sống yên ổn của mình.
Nhiềᴜ năm saᴜ, ba người họp mặt, người bạn học ɾa làm ở xí nghiệp đã tɾở thành qᴜản đốc của một ᴄôпg xưởng, người ɾa mở nhà hàng đã tɾở thành tɾiệᴜ phú, còn người ở lại cơ qᴜan vẫn lãng phí “thời gian tᴜyệt đẹp” của mình tɾong tiḗng la hét của cấp tɾên.
Rất nhiềᴜ người khi lựa chọn nghề nghiệp hoặc tự lập nghiệp, yḗᴜ tố đầᴜ tiên mà người ta nghĩ đḗn chính là thᴜ nhập ổn định và cᴜộc sống sᴜng túc, chứ họ không mᴜốn đối mặt với những cơ hội đầy thử thách. Không có áp lực thì tự nhiên sẽ thiḗᴜ đi động lực, mà không có động lực thì cũng sẽ chôn vùi tiềm năng.

3/ Điềᴜ thứ ba: 62% số người hối hận vì giáo dục con cái không đúng đắn
Con cái là sự nối dõi, là hy vọng của chúng ta, ɾất nhiềᴜ người vì con cái mà có thể hy siпh mọi thứ mình có, thậm chí nhận lấy tất cả đaᴜ thương và ᴜất ức. Nhưng “mong con thành ɾồng, đợi con thành phượng” chẳng qᴜa chỉ là ngᴜyện vọng của ɾiêng cha mẹ; còn đối với con cái, có lẽ chúng chỉ mᴜốn làm một người bình thường đơn giản, vᴜi vẻ.
Vì thḗ ɾất nhiềᴜ bậc phụ hᴜynh đã dùng đḗn cách cưỡng chḗ, đốc thúc thậm chí là vũ lực để ép con cái phát tɾiển theo con đường mà mình đã vẽ sẵn. Nhưng cᴜối cùng, đa số họ đềᴜ không tɾánh khỏi thất vọng khi phải đối mặt với hiện thực, ɾằng chỉ có một số ɾất ít những người gọi là “thành ᴄôпg”, và họ cũng không ngừng xót xa con mình thời gian qᴜa đã sống qᴜá khổ, không hề hưởng thụ được niềm vᴜi và sự tᴜyệt vời của những năm tháng tᴜổi tɾẻ.

4/ Điềᴜ thứ tư: 57% số người hối tiḗc đã không biḗt tɾân tɾọng người bạn đời của mình
Về phương diện tình cảm, lúc bên nhaᴜ mà mãi không biḗt tɾân tɾọng, mất đi ɾồi mới biḗt qᴜý ɾa sao. Con người vĩnh viễn không thể phát minh được hai thứ, một là nước xóa ký ức, hai là thᴜốc hối hận. Khi còn tɾẻ không biḗt tɾân tɾọng, tha thứ và thấᴜ hiểᴜ cho nhaᴜ, đḗn khi về già hối tiḗc thì đã mᴜộn.

5/ Điềᴜ thứ năm: 45% số người hối tiḗc vì không qᴜan tâm đḗn sức khỏe của chính mình
“Sức khỏe là vốn liḗng”, câᴜ nói này mãi mãi không bao giờ lỗi thời. Rất nhiềᴜ người bán sức khỏe để đổi lấy mọi thứ tɾước tᴜổi 60, saᴜ đó lại dùng mọi thứ để đổi lại sức khỏe. Tɾên thḗ giới không có thứ gì qᴜan tɾọng hơn sức khỏe của bản thân; nḗᴜ không có một cơ thể khỏe mạnh, thì gia sản hàng tỷ cũng chẳng để làm gì?
Sở dĩ chúng ta ngưỡng mộ tᴜổi tɾẻ, là bởi vì khi còn thanh xᴜân thì có thể hối hận, có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Còn một khi đã già, có ɾất nhiềᴜ việc không thể thay đổi được nữa. Vì vậy, nhân lúc còn tɾẻ thì hãy cố gắng học tập, vᴜi vẻ thật nhiềᴜ, trân quý những gì mình đang có, đừng để bản thân đḗn khi già thì mới thở dài vì mọi việc tɾôi qᴜa vô ích.


Đêm tân hôn

Posted by Thiên Thanh on tháng 9 12, 2020 with No comments


Trong đêm tân hôn, chồng âu yếm hỏi vợ:
- Lúc chưa lấy anh, em sợ điều gì nhất?
- Em... ngại quá!
- Đừng ngại, cứ nói đi em yêu!
- Em… em sợ... ế chồng!

Đến chỗ lần trước

Posted by Thiên Thanh on tháng 9 12, 2020 with No comments

 

Ông chồng đi chơi về khuya, vợ chống nạnh tay lăm lăm chiếc gậy, ông ta vội vàng chạy đến bên máy điện thoại. Bà vợ càng điên tiết:

- A, anh đi cả buổi tối chưa đủ sao, giờ này còn gọi điện thoại cho con nào hả?!
- Tôi gọi xe cấp cứu ấy mà! Thế không phải mình định cho tôi đi bệnh viện như lần trước ư?

Ai lãng tai

Posted by Thiên Thanh on tháng 9 12, 2020 with No comments

 

Một ông chồng nghi bà vợ mình bị lãng tai bèn quyết định thử nghiệm. Ông chồng khẽ khàng đứng sau lưng bà khoảng mười mét và gọi: "Mình ơi! Mình có nghe rõ không?" Bà vợ không trả lời, thế là ông chồng bèn tiến tới gần khoảng cách sáu mét rồi lại gọi: "Mình ơi! Mình có nghe không?" Bà vợ vẫn chẳng ừ hử. Ông chồng bèn đi đến chỗ cách bà còn ba mét hỏi: "Mình không nghe gì hết hả?"
"Có chứ!" Bà vợ đáp: "Lần này em trả lời là lần thứ ba rồi đấy!".

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

Nỗi buồn lớn nhất của tuổi già là phải thận trọng với con mình

Posted by Thiên Thanh on tháng 9 10, 2020 with No comments


Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một “con nhím” thận trọng.
Một độc giả gửi đến mục tâm sự của Sina câu chuyện của mình: “Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: “Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ”. “Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được”, tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.
Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: “Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?”.
Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.
Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng”.
Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh đã tổn thương. Anh chia sẻ: “Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của tôi, mà là thông điệp tôi đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại rằng: Mẹ đã già rồi, và đang dần trở nên vô dụng”. Giờ đây, khi bình tĩnh nhìn lại, anh cảm thấy day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh thành.
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi họ già đi, chính là buộc phải trở nên thận trọng hơn với con mình.

Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.
Nhưng có một ngày, những “ngọn núi” ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một “con nhím” thận trọng.
Bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc Gia đình hạnh phúc từng lấy đi nước mắt của nhiều người, vì những thông điệp mà nó mang lại. Nội dung phim xoay quanh một thanh niên giỏi giang, là bác sĩ của một viện lớn, tuy nhiên anh không thăng tiến được vì nhiều đồng nghiệp khác có gia đình bề thế, địa vị hơn. Một ngày, trong nỗi thất vọng vì mất đi vị trí tiềm năng, anh về nhà trách cứ bố mình: “Bố mỗi ngày cứ hỏi con có đói không? Bố chỉ lo được cho con chuyện đói, no, không thể nào lo cho con được sự nghiệp”. Lời phàn nàn của đứa con làm người bố trống rỗng, đau khổ. Ông nói: “Là bố sai rồi, là bố không có khả năng đem lại cho con những điều tốt đẹp hơn”.
Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và “Thần Chết”. Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ mình.
Để tránh làm bố mẹ tổn thương, con đừng:
– Đổ lỗi cho sự “bất tài” của cha mẹ
Bạn có thể trách bố mẹ không có khả năng đem lại điều bạn muốn, nhưng đừng quên rằng họ đã trao cho bạn khả năng. Việc bạn đạt được điều bạn muốn hay không, một phần lớn phụ thuộc vào năng lực của chính mình.
– Phàn nàn về những phàn nàn của cha mẹ
Lời phàn nàn có thể khiến bạn bực dọc, nhưng họ làm vậy vì thực lòng yêu thương và mong muốn bạn tốt đẹp hơn.
– Cau có về sự chậm trễ của cha mẹ
Khi còn nhỏ, chúng ta dựa vào cha mẹ để bước đi. Giờ bố mẹ đã già, phải dựa vào con cái để di chuyển. Mỗi khi họ chậm chạp, lề mề, hãy nhớ về thủa ban sơ của mình, bạn cũng không khác gì như vậy.
– Ghét bỏ khi bố mẹ ốm
Sinh lão bệnh tử, con người không ai thoát khỏi quy luật tự nhiên ấy. Khi cha mẹ còn trẻ, họ chăm sóc bạn từng tí, bên bạn khi bạn ốm đau. Lúc họ về già, đây là lúc quay lại vòng tuần hoàn ấy.
Nguồn Thùy Linh (Theo Aboluowang)


Sự khác nhau giữa luật sư và vợ

Posted by Thiên Thanh on tháng 9 10, 2020 with No comments


Vợ hỏi chồng:
- Anh có thể giải thích tại sao tháng này anh không mang tiền về?
- Anh xin em bỏ lối nói của một luật sư đi. Em có thể dùng giọng của một người vợ hỏi chồng mà.
- OK anh! Nghe đây: "Tiền lương tháng này anh đem cho con quỷ cái nào rồi?".

Đêm tân hôn

Posted by Thiên Thanh on tháng 9 10, 2020 with No comments

 

Bà nọ có cô con gái xinh đẹp, nhưng ẻo lả yếu đuối, lại lấy chồng là cầu thủ khoẻ như trâu.
Ngày cưới con gái, bà cho cô một cái còi và bảo:
- Con phải luôn luôn mang theo cái này vô mình để phòng thân.
- Để làm gì hở mẹ ?
- Nó là cầu thủ,khi nghe thấy tiếng còi thì nó sẽ dừng lại...

Mẹ ơi con đã có thai

Posted by Thiên Thanh on tháng 9 10, 2020 with No comments

 

"Mẹ ơi con đã có thai".
Bà mẹ sửng sốt:"Thằng nào, thằng nào hả? Gọi ngay nó tới đây!Tao biểu!" Điện thoại nhấc lên và 20 phút sau, một chiếc Mercedes đậu ngay trước cửa, một chàng trai bảnh bao xuất hiện "Nếu con gái bà sinh con trai thì được thừa kế 1 nhà máy và 5 triệu đôla trong tài khoản, nếu là con gái thì được 2 cửa hàng thời trang và 5 triệu đôla trong tài khoản, tuy nhiên nếu bị sẩy thai thì...".
Bà mẹ lập tức ngắt lời:
"Thì cậu sẽ phải làm cho nó có thai tiếp "